Làng gốm Bát Tràng vốn nổi tiếng trong và ngoài nước xưa nay. Đây không còn là cái tên quá xa lạ đối với những người yêu thích gốm sứ nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Có lịch sử hình thành và phát triển cả 500 năm nay.

Làng nghề gốm Bát Tràng đã và đang dần khẳng định vị thế, tên tuổi của một làng nghề truyền thống. Không chỉ tồn tại với mục đích lưu truyền văn hóa truyền thống của dân tộc. Mà còn quảng bá những gì ảnh gần gũi và thân thương của người Việt trong từng sản phẩm. Lưu truyền văn hóa nước nhà đến những nơi xa xôi nhất trên thế giới.

Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng

Nhiều người nghe đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng đều sẽ gật gù với độ quen thuộc của tên gọi này.

Tuy nhiên nếu đặt ra câu hỏi địa chỉ làng gốm Bát Tràng ở đâu? hay làng gốm Bát Tràng ở đâu? Thì tin chắc rằng nhiều độc giả cũng không có câu trả lời chính xác.

Làng gốm sứ Bát Tràng thuộc X. Bát Tràng, H. Gia Lâm, Thủ đô Hà Nội. Toàn xã Bát Tràng chỉ có 164.3ha đất, trong đó có 43ha đất thổ cư.

Gồm 753 hộ gia đình làng Bát Tràng cư trú trên diện tích hạn hẹp là 18ha. Và 5.3 ha đất thổ cư thuộc diện làng cổ Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng Hà Nội là một làng nghề thủ công chuyên sản xuất các sản phẩm gốm sứ mang thương hiệu Bát Tràng.

Trải qua hơn 500 năm lịch sử với những dấu ấn thăng trầm khác nhau lúc hưng thịnh lúc suy yếu. Tuy nhiên cho đến hiện tại ta có thể thấy, những nhân gốm sứ Bát Tràng đã làm rất tốt nhiệm vụ của họ.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống của ông cha, dân tộc đã để lại.

Làng Gốm Bát Tràng

Dù chưa có một nghiên cứu nào có thể xác thực cụ thể thời gian ra đời làng gốm Bát Tràng. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng nghề gốm tồn tại trước làng Bát Tràng.

Được tiền nhân người Bát Tràng xưa đưa đến nơi có 72 gò đất trắng gọi là Bạch Thổ Phường. Sau đó ông cha mở lò, lập làng và tại nơi sinh sống mới, một miền quê mới. Nghề và làng mới gắn với nhau rồi trở nên nổi tiếng – Gốm Bát Tràng.

Lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng

Không có một thời gian cụ thể nào cho sự hình thành của làng gốm Bát Tràng. Tuy nhiên có thể tính được thời gian rơi vào khoảng thế kỷ XIV – XV

Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi từng ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”. “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”…

Trong gia phả của nhiều dòng họ thuộc làng Bát Tràng cũng ghi lại những dấu ấn lịch sử hình thành làng nghề Bát Tràng.

Về sự xuất hiện của các sản phẩm gốm sứ trong đời sống của người dân với nhiều những loại hoa văn, họa tiết màu men khác nhau.

Thời kỳ hưng thịnh của làng gốm Bát Tràng

Có thể khẳng định rằng thế kỷ XV – XVII là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của làng gốm Bát Tràng. Trong khoảng thời gian này, nhà Mạc áp dụng chính sách cai trị cởi mở giúp cho việc giao thương hàng hóa được phát triển.

Từ đó mà các sản phẩm đồ gốm sứ Bát Tràng có cơ hội lưu thông rộng rãi. Trong đó giới quý tộc, hoàng thất là người sử dụng nhiều nhất trải dài khắp các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Đến thế kỷ XVI – XVII các nước Tây Âu bắt đầu tràn sang khu vực châu Á. Điều này lại càng khiến cho hoạt động kinh tế, giao thương trở lên sôi động hơn bao giờ hết.

Đặc biệt là sự ra đời của nhà Minh – Trung Quốc và với chính sách cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài lại.

Chính nhờ vậy mà hoạt động xuất khẩu đồ gốm sứ Bát Tràng sang các nước như Nhật Bản có cơ hội được phát triển và du nhập vào cuộc sống của người dân.

Vậy nên mới nói thế kỷ XV – XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành làng nghề gốm sứ Bát Tràng riêng và ngành gốm xuất khẩu của nước ta nói chung.

Trong đó lẽ đương nhiên làng nghề Bát Tràng Hà Nội là nơi đóng vai trò quan trọng nhất.

Nhờ sở hữu vị trí giao thương thuận lợi, nằm bên bờ sông Hồng ở khoảng giữa thành Thăng Long và phố Hiến.

Thông qua thuyền buôn của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước Tây Âu đồ gốm Bát Tràng Việt Nam đã được đưa nhiều nước trên thế giới.

Làng Gốm Bát Tràng

Thời kỳ suy thoái sản phẩm gốm sứ

Tại thời điểm nhà Thanh – Trung Quốc bắt đầu bãi bỏ các chính sách cấm vận buôn bán với nước ngoài. Điều này đã khiến cho các sản phẩm gốm sứ nước ta không có nhiều cơ hội tiếp cận đến các thị trường Đông Nam Á.

Còn đối với riêng thị trường Nhật Bản, sau khi chính sách bảo vệ nguyên liệu quý được bàn hành, kinh tế trong nước có sự phát triển vượt bậc nên họ không còn phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu từ nước khác.  

Cho đến khoảng thế kỷ XVIII – XIX triều Trịnh Nguyễn đưa ra chính sách hạn chế ngoại thương. Chính sách làm kìm hãm quan hệ giao thương giữa Việt Nam và nhiều nước khác.

Từ đó sản phẩm gốm sứ cũng không còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới trở thành thời kỳ suy thoái của nghề gốm nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng!

Làng gốm Bát Tràng của hiện tại

Những năm 60 của thế kỷ XX, trong khi nhà nước đang trong chế độ hình thành các hợp tác xã. Thì các làng gốm Bát Tràng ra đời các Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng.

Bắt đầu hình thành nên mô hình quản lý và có các công nhân làm việc tại đây. Họ được thực hành và sáng tạo trong nghề gốm tạo nên một thế hệ nghệ nhân làm gốm có tay nghề nổi tiếng.

Ví như: Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam…

Tiếp tục chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường làng gốm lại có thêm nhiều sự chuyển biến. Các hợp tác xã bị giải thể thay vào đó là các công ty chuyên kinh doanh mặt hàng gốm sứ.

Cùng với đó các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ đã tạo nên một làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của nước ta.

Tính đến thời điểm hiện nay, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã và đang ngày càng trở lên phong phú và đa dạng.

Khẳng định vị thế của một làng nghề gốm sứ số 1 thị trường. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống gốm sứ Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… Các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng.

Đồng thời xuất khẩu rộng rãi qua các nước châu Âu, châu Á. Đem thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vang danh, vang xa thế giới.

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Quy trình làm gốm Bát Tràng

Những sản phẩm không chỉ đẹp về chất lượng mà còn có dự đa dạng từ đồ gốm gia dụng như các loại bát đĩa, chậu hoa, âu…Cho đến đồ gốm dùng làm đồ thờ cùng đồ trang trí mô hình nhà, long đình…

Tất cả đều được chế tác tinh xảo theo một quy trình nghiêm ngặt, bằng bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân lành nghề từ làng gốm Bát Tràng.

Cho ra đời những sản phẩm hội tụ đầy đủ yếu tố: chất lượng – độc đáo – thiết kế đa dạng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Các bước để tạo nên một thương hiệu gốm sứ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế:

  • Bước 1: Quá trình tạo cốt gốm bao gồm các công đoạn chọn đất, xử lý, pha chế đất, tạo dáng, phơi sấy và sửa hàng mộc.
  • Bước 2: Quá trình trang trí hoa văn và phủ men ( kỹ thuật vẽ, chế tạo men, tráng men và sửa hàng men).
  • Bước 3: Quá trình nung bao gồm giai đoạn chuẩn bị lò nung ( lò ếch, lò đàn, lò bầu, lò hộp, lò con thoi…), bao nung, nhiên liệu sau đó chồng lò lên rồi vào bước đốt lò.

Hình ảnh làng gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Mong rằng từ những gì mà bài viết đã chia sẻ, sẽ giúp người đọc có thể tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng chi tiết và rõ ràng nhất.

Và nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chuyên cung cấp dòng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tại TPHCM. Cửa hàng gốm sứ Hoàng Gia là địa điểm uy tín – chất lượng dành cho sự lựa chọn của bạn.

Xin vui lòng liên hệ:

* Khách hàng đặt hàng Gốm sứ Bát Tràng trực tuyến vui lòng vào mục đặt hàng tại website: gomsuhoanggia.vn để đặt hàng và hưởng các chính sách ưu đãi.

VPDD: 76 Nguyễn Giản Thanh, P15, Q10, TP.HỒ CHÍ MINH

– Tư vấn: 02838683827

Viber – Zalo:  094.7836.567

– Trường hợp khách hàng muốn đặt logo, quà tặng doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp

Viber – Zalo:  094.7836.567

– Khách hàng muốn làm đại lý ủy quyền, đại lý ký gửi online vui lòng liên hệ trực tiếp: 02838683827 gặp phòng kinh doanh.